Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

THỬ NHÌN LẠI HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM


Hệ thống giáo dục Việt Nam cũng như của các xứ trên thế giới được chia thành 3 bậc, mỗi bậc chia thành 2 hay 3 cấp:
1.     Bậc tiểu học (sơ cấp & bổ túc) = enseignement primaire = primary education
2.     Bậc trung học (cấp 1 & cấp 2) = enseignement secondaire = secondary education
3.     Bậc đại học (cử nhân/ kỹ sư, cao học & tiến sĩ) = enseignement tertiaire (superieur) = tertiary education.
Dưới đây tôi sẽ nhắc lại đại thể hệ thống giáo dục đại học Miền Nam trước 30-4-1975 để nhớ lại thời còn ngồi ở ghế nhà trường mà nay tóc đã bạc và cũng để ghi công sức của những bàn tay, khối óc đã góp phần phát triển nền giáo dục nước nhà.

TỔ CHỨC CĂN BẢN
Miền Nam trước 30-4-1975 không có Bộ Đại học. Trong ban lãnh đạo của bộ Giáo dục thường có một thứ trưởng đặc trách đại học. Công việc và trách nhiệm của vị nầy tương đối nhẹ - chủ yếu về chánh sách - vì các viện đại học đối với Bộ Giáo Dục là cơ quan ngoại vi (không trực thuộc mà cũng không tự trị; sẽ trở lại).  
Viện đại học: một đơn vị tổng hợp (Uni-versity) gồm nhiều bộ phận gọi là:
           Phân khoa đại học (Faculté, ngắn gọn là Khoa), thí dụ: Viện Đại học Sai-gon gồm nhiều phân khoa như Y khoa = Faculté de Médecine,…; hay còn gọi là:          
           Trường đại hoc (College, School), thí dụ: Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức gồm có 7 trường đại học như trường đại học Cao cấp = College of Graduate Studies....
Ngành học (departement = department): mỗi phân khoa/ trường có nhiều ngành; trường đại học Kỹ thuật dạy nhiều ngành, ngành Công chánh, ngành Công nghệ, v.v…
Ban (section?): mỗi ngành có thể gồm nhiều ban. Phân khoa đại học Sư Phạm Saigon gồm 2 ngành: Văn và Khoa học. Ngành Văn phân ra làm 5 ban: ban Triết, ban Việt Hán, ban Sử Địa, ban Anh văn, và ban Pháp văn; về sau ban Triết chuyển đi và nhập vào Viện đại học Đàlat (thông thường cấp ban là tổ chức nội bộ)
Trung tâm chuyên môn: trong phạm vi mỗi viện đại học còn có một số trung tâm chuyên môn (tùy theo nhu cầu): nghiên cứu, ngoại ngữ, sinh viên vụ, v.v…
Chức vụ: Đứng đầu một viện đại học là viện trưởng (recteur = university president), đứng đầu một phân khoa / trường đại học là khoa trưởng (doyen = dean), và đứng đầu mỗi ngành có giám đốc ngành hay trưởng ngành (chef de departement = department head). Các chức vụ trên do hành pháp bổ nhiệm (thường theo đề nghị của Viện Trưởng)
Các viện đại học công lập VNCH không có Hội đồng Quản trị (Board of Trustees/ of Governors) như ở Mỹ vì là cơ quan ngoại vi của bộ Giáo Dục, nhưng có Hội đồng Khoa, Hội đồng Viện để quyết định về điều hành nội bộ.
Tự trị đại học: Đại học Mỹ có quyền tự trị. Đại học Miền Nam trước 1975 chỉ được bán tự trị (theo tôi nghĩ). Về học vụ và điều hành thì các cơ sở đại học được tự trị; các hội đồng khoa và hội đồng viện có quyền thảo luận và quyết định, không phải trình báo hay xin chĩ thị gì cả. Nhưng về tài chánh thì không. Thật vậy, các viện đại học có chương mục ngân sách riêng, nhưng mỗi chương mục ngân sách riêng là một bộ phận của ngân sách bộ GD (ngân sách bộ GD lại là một bộ phận của ngân sách Quốc gia) phải được Quốc hội chấp thuận. Mỗi chi tiêu phải qua thủ tục “kiểm soát ước chi” do bộ Tài chánh thi hành để kiểm soát. Ngoài ra, nhân viên hành chánh các cấp và nhân viên giảng huấn các ngạch là “công chức” quốc gia. Tân tuyển, cải ngạch, thăng trật, bổ nhiệm,… phải qua thủ tục “chiếu hội công vụ” do phủ Tổng ủy Công vụ thi hành để kiểm soát. Tóm lại, hoạt động của cơ quan công quyền thời VNCH trong đó có cả viện đại học thường phải theo “thể lệ hành chánh và tài chánh hiện hành”. Nói thế chứ tiến trình chiếu hội, kiểm soát khá nhanh.
Mỗi năm sinh viên chỉ đóng tiền ghi danh học và tiền ghi danh dự thi, tiền xử dụng phòng thí nghiệm. Sinh viên đại học Sư phạm lại được hưởng trợ cấp hàng tháng. Tiền đâu để cơ quan đại học điều hành và phát triển, để trả lương nhân viên mà nói đến tự trị đại học (như ở Mỹ). Năm 1974 Thủ tướng chánh phủ VNCH có ký Nghị định cho thành lập Quỹ Phát Triển Đại Học, tiền quỷ sẽ là tiền học phí do sinh viên đóng. Bộ GD có yêu cầu các đại học đem ra thảo luận. Tôi đề nghị tạm ngưng. Vùng II đang di tản, sinh viên biết việc thu học phí sẽ gây rối, bọn nằm vùng sẽ thừa cơ hội. Giặc ngoài, loạn trong, thì…chết! 

HỌC VỤ
Giáo dục đại học ở Miền Nam có 3 cấp và 2 hướng, với nhiều loại bằng cấp. Đầu vào là bằng Tú tài toàn phần hoặc bằng tú tài toàn phần và thi tuyển.
           Cấp 1 (học 4 năm, học 3 năm trước 1967 - 1968?; undergraduate Mỹ): nếu theo hướng đại cương thì sau 4 năm học thành công lấy bằng cử nhân như cử nhân Triết, cử nhân Toán, v.v…; nếu theo hướng chuyên nghiệp thì lấy bằng tốt nghiệp như tốt nghiệp ĐHSP, tốt nghiệp QGHC, v.v… và Kỹ sư như kỹ sư Điện, kỹ sư Canh nông, v.v… (License = Bachelor’s degree của Mỹ)
           Cấp 2 (học thêm 1-2 năm;graduate Mỹ): thi lấy bằng Cao học (Maitrise = Master’s degree)…
           Cấp 3 (học thêm 2-3 năm;graduate Mỹ): làm luận án thi lấy bằng Tiến sĩ (docteur d’Etat, Ph.D của Mỹ) 
Ngành Y, vì có thực tập bệnh viện nên sau khi đã học xong lớp dự bị (hoặc PCB/ SPCN) phải học liền 6 năm hay hơn mới hết chương trình huấn luyện, trình luận án lấy bằng Bác sĩ (Tiến sĩ Y khoa). 
Ngành Dược và ngành Nha có 2 cấp:
           cấp 1, học (1 + 4) năm, bằng tốt nghiệp Dược Sĩ hay Nha Sĩ (Ghi chú: ngày nay, sinh viên - đh-xhcn - học 5 năm lấy bằng thạc sĩ như MBA Mỹ gọi là ‘Thạc sĩ Quản trị’. Trước 30-4-75, các giáo sư thạc sĩ Y khoa, Kinh tế, Luật khoa đều có bằng tiến sĩ trước khi dự thi thạc sĩ (tại Pháp)
           cấp 2, học thêm 2 năm (mới mở), bằng tiến sĩ (chưa có sinh viên tiến sĩ ra trường). 
Chương trình học (curriculum) tại nhiều phân khoa theo hướng kỹ thuật & chuyên nghiệp được xếp theo năm -- năm thứ 1, thứ 2,…-- với các môn học được ấn định trước. Cuối năm sinh viên phải thi cuối khóa: đỗ thì lên lớp trên, hỏng thì học lại lớp vừa qua hoặc bị nghĩ học (tiếng lóng là “ra ngang hông” = sortie laterale). Tại các phân khoa theo hướng đại cương như Văn khoa, Khoa học hệ thống Chứng chỉ (certificats) được áp dụng cho từng ngành học; các chứng chỉ - nếu thi đỗ - được tồn trử để lập thành Văn bằng cuối cấp học.Hệ thống Tín chỉ (credit hours) được đưa ra thảo luận nhưng chưa áp dụng rộng rải.

MẠNG LƯỚI ĐẠI HỌC
Đại Học Công Lập 
Thời kỳ “Phi cao đẳng bất thành phu phụ” 
Dưới thời Pháp thuộc, ba xứ Việt-Miên-Lào gọi là Liên bang Đông Dương có một cơ quan giáo dục đại học, đó là Viện Đại học Đông Dương (Université Indochinoise) đặt tại Hà nội. Văn kiện thành lập được Toàn quyền ĐD ký tháng 5 năm 1906 nhưng Viện Đại học Đông Dương chỉ thực sự hoạt động từ sau năm 1917, với nhiều sửa đổi trong quá trình cải tiến. 
Các gia đình giàu có ở miền Nam thường gởi con em sang Pháp học đại học; còn những gia đình khá giả cho con em ra Hà-nội học tại một trong các trường sau đây:
1.      Trường Y Dược (Ecole de Médecine et de Pharmacie)
2.      Trường Luật (Ecole de Droit).
3.      Trường  Cao đẳng Sư phạm (Ecole de Pedagogie)
4.      Trường Thú y (Ecole Vétérininaire)
5.      Trường Cao đẳng Công chánh (Ecole des Travaux publics)
6.      Trường Cao đẳng Canh nông (Ecole Supérieure d'Agriculture)
7.      Trường Cao đẳng Thương mãi (Ecole Supérieure de Commerce)

Đại học cấp Quốc gia
Viện Đại học Sai-gon 
Tôi chỉ biết trước 1954 ở Saigon có đại học Y Dược, cơ sở hành chánh đặt tại đường Testard sau là đường Trần Quý Cáp. Sau hiệp định Genève 1954, đất nước chia đôi. Một số đông sinh viên và phần lớn ban giảng huấn Viện Đại học Đông Dương di cư vào Nam, phối hợp tổ chức với các trường hiện hửu tại Saigon để thành lập Viện Đại học Quốc gia Việt Nam, sau đổi tên là Viện Đại học Sai-Gon (11–5–1955). Viện Đại học Sai-Gon vào những năm 1970 có 8 phân khoa sau đây:
           Y khoa, Dược khoa, Nha khoa (Răng Hàm Mặt),
           Sư phạm, Văn khoa, Khoa học, Luật khoa,
           Kiến trúc. 
Ngoài ra, Viện còn có Trung tâm Sinh ngữ, trường Sư phạm kiểu mẫu Thủ Đức, cư xá Minh Mạng cho nam sinh viên, cư xá (đường) Trần Quy Cáp cho nữ sinh viên. 
Viện Đại học Huế
Huế là cố đô của Việt Nam (thời nhà Nguyễn), là một trong những trung tâm văn hoá truyền thống của quê huơng ta. Quốc tử giám Huế ra đời năm 1803 là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên ở Huế.
Được thành lập tháng 3 năm 1957 do Sắc lệnh của Tổng thống VNCH-I, viện Đại học Huế gồm 4 phân khoa đại học: Sư phạm, Y khoa, Văn khoa, Luật khoa; và một số trường chuyên môn phụ thuộc: Cao đẳng Mỹ thuật, Viện Hán học, Nữ hộ sinh quốc gia và Trường cán sự Y tế và Điều dưỡng.
Viện Đại học Huế đã chia xẻ bao nỗi thăng trầm của vận nước: Huế thầm lặng, Huế xuống đường, Huế hổn loạn, nhưng Huế chổi dậy. Viện Đại học Huế đã đào tạo được nhiều giáo sư, bác sĩ, chuyên viên cần thiết cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội miền Trung Việt Nam.
Viện Đại học Cần Thơ (1966 - 1975)
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có tiềm năng về nông sản và thủy sản, cá tôm cua đầy đồng. Cần Thơ được gọi là Tây đô (thủ đô miền Tây) đóng vai trò đầu tàu trong việc phát triển kinh tế, văn hoá-xã hội của vùng. Sinh viên miền Tây hiếu học nhưng không đủ khả năng tài chánh đi học xa nhà; phụ huynh mong muốn con em có nơi học hành để có cơ hội tiến thân.Viện Đại học Cần Thơ được thành lập để đáp ứng các nhu cầu khẩn thiết của xả hội.
Được thành lập ngày 31-03-66 do Nghị định của Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (thủ tướng), Viện Đại học Cần Thơ có bốn khoa: Khoa học, Văn khoa, Luật khoa và Khoa học Xã hội, Sư phạm (có Trường Trung học Kiểu mẫu). Ngoài ra, còn có trường Cao đẳng Nông nghiệp đào tạo hệ kỹ sư và Trung tâm Sinh ngữ. Cơ sở vật chất của Viện gồm có khu hành chánh, học khu, thư viện, lưu trú xá nữ sinh viên, trường Trung học Kiểu mẫu, và Trường Cao đẳng Nông nghiệp.
Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức (ViệnĐHBKTĐ = Thủ Đức Polytechnic University)
Để chuẩn bị cho giai đoạn tái thiết nước nhà, việnĐHBKTĐ được thành lập do Sắc lệnh của Tổng Thống VNCH-II và đi vào hoạt động đầu năm 1974. Đây là viện đại học cấp quốc gia (university), chuyên về khoa học, kỹ thuật (polytechnic), có khu đại học = campus rộng khoảng 600 hec-ta tại quận Thủ Đức, cạnh xa lộ Biên hòa và xa lộ Đại Hàn (trước 1975, các cơ sở của Viện còn nằm rải rác đó đây). ViệnĐHBKTĐ là cơ quan mới mà củ: mới vì mới có Sắc lệnh thành lập, củ vì một số trường đã hoạt động từ lâu nay nhập vào viện. Viện có 7 trường gồm 3 trường củ và 4 trường mới:
1.      Trường Đại học Kỹ thuật (củ): (29/6/1957) Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ gồm bốn ngành Cao đẳng Công chánh, Cao đẳng Điện lực, Kỹ sư Công nghệ, và Việt Nam Hàng hải; về sau có thêm Trường Cao đẳng Hóa học -> (1972) Học viện Quốc gia Kỹ thuật -> (1974) Trường Đại học Kỹ thuật; [ghi chú: -> đổi tên]
2.      Trường Đại học Nông nghiệp (củ): (1955) Trung tâm Quốc gia Nông Lâm Súc -> (1972) Học viện Quốc gia Nông nghiệp -> (1974) Trường Đại học Nông nghiệp;
3.      Trường Đại học Giáo dục Kỹ thuật (củ): Trung tâm Huấn luyện Sư phạm Kỹ thuật -> (1974) Trường Đại học Giáo dục Kỹ thuật;
4.      Trường Đại học Kinh Thương = Kinh tế Thương mại (mới)
5.      Trường Đại học Khoa học Căn bản (mới)
6.      Trường Đại học Thiết kế Thị Thôn (mới)
7.      Trường Đại học Cao cấp = College of Graduate Studies (mới): sau khi đỗ bằng Cử nhân hay kỹ sư sinh viên có thể tiếp tục học lên để thi lấy bằng Cao học và Tiến sĩ. Năm 1974 ngành Công chánh đã thành lập Ban Cao học.

Là thiếu sót nếu không đề cập đến Học viện Quốc gia Hành chánh và Trường Võ Bị Quốc gia Đà lạt. Hai trường cũng thuộc hệ giáo dục 4 năm, thuộc hai Bộ khác. 

Học viện Quốc gia Hành chánh (thuộc Phủ Thủ tướng)
Học Viện Quốc gia Hành chánhđược thành lập ngày 29-5-1950 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ QGVN với mục đích đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chánh các cấp từ Trung ương đến địa phương và chuyên viên các nghành thuế vụ, ngoai giao. Trước tiên Học viện đặt tại Đà lạt, sau dời về Sai-gon trên đường Alexandre de Rhode, và từ năm 1958 trụ tại đường Trần Quốc Toản trong một cơ sở rộng lớn. Từ năm 1967, Học viện Quốc gia Hành chánh mở thêm ban Cao học với học trình là 2 năm.

Trường Võ Bị Quốc gia (tại Đà lạt, thuộc Bộ Quốc phòng)
Tại trường Võ bị Quốc gia, từ khóa 22B (năm 1965) chương trình học là 4 năm. Sinh viên Sĩ quan học “môn chính” là Võ khoa và “môn phụ” gồm Toán, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xả hội. Năm 1972, Chỉ huy trưởng trường có mời phái đoàn Bộ Giáo Dục gồm Tổng trưởng, Thứ trưởng đặc trách Đại học, và các Viện trưởng đại học đến viếng trường và thảo luận về bằng tốt nghiệp trường Võ bị. Ông đề nghị bằng tốt nghiệp trường Võ bị Quốc gia được xem tương đương bằng Cử nhân. Phái đoàn GD có ý kiến là trường Võ bị có thể gọi bằng tốt nghiệp của trường là Cử nhân Võ khoa, một ngành học như mọi nghành khác.. Nhưng quyền lợi xuất phát từ bằng Cử nhân Võ khoa không thuộc thẩm quyền Bộ Giáo Dục. Về sau bằng tốt nghiệp trường Võ bị Quốc gia với chương trình 4 năm được gọi là “Cử nhân Khoa học Ứng dụng”. 
Ghi chú: Còn một số trường chuyên nghiệp có quy chế riêng, đầu vào là Tú tài I và thi tuyển, học 2 - 3 năm, đào tạo chuyên viên trung cấp như Trường Cán sự Bưu điện thuộc bộ Bưu điện & Viễn thông, trường Cán sự Điều dưởng, trường Nữ hộ sinh quốc gia thuộc bộ Y tế, Viện Quốc gia Âm nhạctrường Mỹ thuật (Gia định) thuộc bộ VHGD&TN, v.v…Thời chưa có “đại học chánh quy” các trường trên thuộc hệ cao đẳng, là thành phần của đại học (nhận xét riêng).

Đại học Cộng đồng cấp Địa phương
Trên đây là các hệ đào tạo dài hạn. Cạnh đó còn có hệ đào tạo ngắn hạn, "mang kiến thức và chuyên môn tới công đồng", một số học viên có thể là người lớn, người đang làm việc.
Đại học cộng đồng là trường đại học 2 năm (cao đẳng), chương trình học gồm những môn thực dụng nhằm cung cấp kiến thức và cải tiên khả năng cho học viên, giúp tăng năng xuất trong lao động. Thời khóa biểu linh độngđể thích hợp với giờ giấc những công nhân muốn đi học. Sinh viên ra trường sẽ được cấp bằng tốt nghiệp (Associate’s degree, Mỹ) hay giấy chứng nhận dự khoá học (Certificate of Completion) tùy chương trình theo học. Bằng tốt nghiệp có thể được các đại học cấp quốc gia cứu xét để cho học lên cao. Nếu muốn học lấy bằng thì đầu vô là bằng Tú tài. Nếu muốn dự các khóa huấn luyện nghề nghiệp thì bằng Tú tài không là yêu cầu. Trước 1975, Miền Nam có 4 đại học cộng đồng:
           Đại học Cộng đồng Quảng Đà
           Đại học Cộng đồng Nha Trang
           Đại học Cộng đồng Tiền giang/ Mỹ Tho
           Đại học Cộng đồng Long Hồ/ Vĩnh Long
           [Đại học Cộng đồng Ban Mê Thuột (chưa thành hình)]

ĐẠI HỌC TƯ THỤC
Trước 1975, đa số các Viện/ Trường Đại học Tư thục do các đoàn thể tôn giáo sáng lập.
           Viện Đại học Đà lạt: thành lập năm 1958, gồm có một số phân khoa như: Chính trị Kinh doanh, Sư phạm (Triết và Pháp văn), Văn khoa
           Viện Đại học Vạn Hạnh: thành lập năm 1964, gồm có 4 phân khoa: Phật Học, Văn học & Khoa học Nhân văn, Khoa học Xã hội, Giáo dục, Khoa học Ứng dụng, và Trung tâm Ngôn ngữ.
           Viện Đại học Minh Đức: thành lập năm 1970, gồm có 4 phân khoa: Y khoa, Kinh thương, Khoa học Kỹ thuật, và Kỹ thuật Canh nông
           Đại học Tây Ninh: cơ sở đặt tại toà thánh Tây Ninh, gồm có: Khoa Sư phạm, Văn khoa, Nông Lâm Súc
Đại học An Giang
           Các sư huynh dòng La-san Taberd có xin phép mở trường đại học đào tạo kỹ sư ngành Dầu khí. Cơ sở đặc tại trường La-san Taberd, 53 Nguyễn Du.

PHẦN KẾT
Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ Pháp chấm dứt với hiệp định Genève 1954. Nhà nhà lo ổn định cuộc sống. Trẻ em nô nức đến trường, phụ huynh ước mong con em học hành thành đạt để thoát khỏi cảnh nghèo dốt. Có sự bùng nổ trong ngành Quốc gia Giáo dục. Với phương tiện eo hẹp, chánh quyền đương thời đã cố gắng đáp ứng nhu cầu học tập của giới trẻ, buổi đầu ưu tiên dành cho bậc tiểu và trung học. Về sau, bậc trung học dội mạnh lên đại học. Ngoài số thanh niên tốt nghiệp trung học mặc chiến y, một số khác được hoản dịch vì lý do học vấn tiếp tục lên học đại học. Sự phát triển về giáo dục đại học như tôi đã vẽ lại với vài chấm phết nêu trên, chắc chắn có sai sót, xin miễn chắp. Một miền đất nước với gần 20 triệu dân trong hoàn cảnh chiến tranh dử dội có một hệ  thống giáo dục đại học như thế, dù chưa đầy đủ cũng cho thấy một cố gắng đáng kể và thành quả cụ thể để dành lại cho mai sau.  


Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

HIẾN PHÁP VIỆT NAM CỘNG HOÀ

QUỐC HỘI LẬP HIẾN Chung quyết trong phiên họp Ngày 18 tháng 3 năm 1967

LỜI MỞ ĐẦU
Tin tưởng rằng lòng ái quốc, chí quật cường, truyền thống đấu tranh của dân tộc bảo đảm tương lai huy hoàng của đất nước.

Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể Cộng Hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc Lập Tự Do Dân Chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.

Chúng tôi một trăm mười bảy (117) Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến đại diện nhân dân Việt Nam, sau khi thảo luận, chầp thuận Bản Hiến Pháp sau đây :

CHƯƠNG I: Điều khoản căn bản
ĐIỀU 1
1- VIỆT NAM là một nước CỘNG HÒA, độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân
2- Chủ quyền Quốc Gia thuộc về toàn dân
ĐIỀU 2
1- Quốc gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của mọi công dân
2- Quốc Gia chủ trương sự bìng đẳng giữa các công dân không phân biệt nam nữ, tôn giáo, sắc tộc, đảng phái. Đồng bào thiểu số được đặc biệt ,nâng đỡ để theo kịp đà tiến hóa chung của dân tộc
3- Mọi công dân có nghĩa vụ góp phần phục vụ quyền lợi quốc gia dân tộc
ĐIỀU 3
Ba cơ quan Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp phải được phân nhiệm và phân quyền rõ rệt. Sự hoạt động của ba cơ quan công quyền phải được phối hợp và điều hòa để thực hiện trật tự xã hội và thịnh vượng chung trên căn bản Tự Do, Dân Chủ và Công Bằng Xã Hội
ĐIỀU 4
1- Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức
2- Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ
ĐIỀU 5
1- Việt Nam Cộng Hòa chấp nhận các nguyên tắc quốc tế pháp không trái với chủ quyền quốc gia và sự bình đẳng giữa các dân tộc
2- Việt Nam Cộng Hòa cương quyết chống lại mọi hình thức xâm lược và nỗ lực góp phần xay dựng nền an ninh và hòa bình thế giới
CHƯƠNG II: Quyền lợi và Nghĩa vụ công dân
ĐIỀU 6
1- Quốc Gia tôn trọng nhân phẩm
2- Luật pháp bảo vệ tự do, sinh mạng, tài sản và danh dự của mọi công dân
ĐIỀU 7
1- Quốc Gia tôn trọng và bảo vệ quyền an toàn cá nhân và quyền biện hộ
2- Không ai có thể bị bắt bớ, giam giữ nếu không có mệnh lệnh hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền luật định, ngoại trừ trường hợp quả tang phạm pháp
3- Bị can và thân nhân phải được thông báo tội trạng trong thờ hạn luật định. Mọi sự câu lưu phải đặt dưới quyền kiểm soát của cơ quan Tư Pháp
4- Không ai có thể bị tra tấn, đe dọa hay cưỡng bách thú tội. Sự nhận tội vì tra tấn. Đe dọa hay cưỡng bách không được coi là bằng chứng buộc tội
5- Bị can phải được xét xử công khai và mau chóng
6- Bị can có quyền được luật sư biện hộ dự kiến trong moi giai đoạn thẩm vấn kể cả trong cuộc điều tra sơ vấn
7- Bị can về các tội Tiểu Hình, chưa có tiền án quá ba (3) tháng tù về các tội phạm cố ý, có thể được tại ngoại hầu tra nếu có nghề nghiệp và địa chỉ chắc chắn. Nữ bị can về các tội tiểu hình. Có nghề nghiệp và địa chỉ chắc chắn, nếu có thai trên ba (3) tháng
8- Bị can được suy đoán là vô tội cho đến khi bản án xác nhận tội trạng trở thành nhất định.
Sự nghi vấn có lợi cho bị can
9- Bị can bị bắt giữ oan ức, sau khi được tuyên bố vô tội, có quyền đòi Quốc Gia bồi Thường thiệt hại trong những điều kiện luật định
10- Không ai có thể bị câu thúc thân thể vì thiếu nợ
ĐIỀU 8
1- Đời tư, nhà cửa và thư tín của công dân phải được tôn trọng
2- Không ai được quyền xâm nhập, khám xét nơi cư trú và tịch thâu đồ vật của người dân, trừ khi có lệnh của Tòa Aùn hoặc cần bảo vệ an ninh và trật tự công cộng trong phạm vi luật định
3- Luật pháp bảo vệ tánh cách riêng tư của thư tín, những hạn chế, nếu có phải do một (1) đạo luật qui định
ĐIỀU 9
1- Quốc Gia tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do truyền giáo và hành đạo của mọi công dân miễn là không xâm phạm đến quyền lợi quốc gia, không phương hại đến an ninh, trật tự công cộng và không trái với thuần phong mỹ tục
2- Quốc Gia không thừa nhận một tôn giáo nào là Quốc Giáo. Quốc Gia vô tư đối với sự phát triển của các tôn giáo
ĐIỀU 10
1- Quốc Gia công nhận quyền tự do giáo dục
2- Nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí
3- Nền giáo dục Đại Học được tự trị
4- Những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn
5- Quốc Gia khuyến khích và nâng đỡ các công dân trong việc nghiên cứu và sáng tác về khoa học, văn học và nghệ thuật
ĐIỀU 11
1- Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản
2- Một ngân sách thích đáng phải được dành cho việc phát triển văn hóa giáo dục
ĐIỀU 12
1- Quốc Gia tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, báo chí và xuất bản, miễn là sự hành xử các quyền này không phương hại đến danh dự cá nhân, an ninh quốc phòng hay thuần phong mỹ tục
2- Chế độ kiểm duyệt không được chấp nhận, ngoại trừ các bộ môn điện ảnh và kịch trường
3- Một đạo luật sẽ ấn định qui chế báo chí
ĐIỀU 13
1- Mọi công dân đều có quyền tự do hội họp và lập hội trong phạm vi luật định
2- Mọi công dân đều có quyền bầu cử , ứng cử và tham gia công vụ trên căn bản bình đẳng theo điều kiện và thể thức luật định
3- Quốc Gia tôn trọng các quyền chính trị của mọi công dân kể cả quyền tự do thỉnh nguyện, quyền đối lập công khai bất bạo động và hợp pháp
ĐIỀU 14
Mọi công dân đều có quyền tự do cư trú, đi lại, xuất ngoại và hồi hương, ngoại trừ trường hợp luật pháp hạn chế vì lý do y tế, an ninh và quốc phòng
ĐIỀU 15
1- Mọi công dân đều có quyền, có bổn phận làm việc và được hưởng thù lao tương xứng để bảo đảm cho bản thân và gia đình một đời sống hợp với nhân phẩm
2- Quốc Gia nỗ lực tạo công việc làm cho mọi công dân
ĐIỀU 16
Quyền tự do nghiệp đoàn và quyền đình công được tôn trọng trong phạm vi và thể thức luật định
ĐIỀU 17
1- Quốc Gia công nhận gia đình là nền tảng của xã hội. Quốc Gia khuyến khích, nâng đỡ sự thành lập gia đình, săn sóc sản phụ và thai nhi
2- Hôn nhân được đặt căn bản trên sự ưng thuận, sự bình đẳng và sự hợp tác giữa vợ chồng
3- Quốc Gia tán trợ sự thuần nhất gia đình
ĐIỀU 18
1- Quốc Gia nỗ lực thiết lập chế độ an ninh xã hội
2- Quốc Gia có nhiệm vụ thiết lập chế độ cứu trợ xã hội và y tế công cộng
3- Quốc Gia có nhiệm vụ nâng đỡ đời sống tinh thần và vật chất của các chiến sĩ quốc gia, bảo trợ và dưỡng dục các quốc gia nghĩa tử
ĐIỀU 19
1- Quốc Gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu
2- Quốc Gia chủ trương hữu sản hóa nhân dân
3- Sở hữu chủ các tài sản bị truất hữu hoặc trưng dụng vì lý do công ích phải được bồi thường nhanh chóng và thoả đáng theo thời giá
ĐIỀU 20
1- Qsuyền tự do kinh doanh và cạnh tranh được công nhận nhưng không được hành xử để nắm giữ độc quyền, độc chiếm hay thao túng thị trường
2- Quốc Gia khuyến khích và tán trợ sự hợp tác kinh tế có tánh cách tương trợ
3- Quốc Gia đặc biệt nâng đỡ những thành phần xã hội yếu kém về kinh tế
ĐIỀU 21
Quốc Gia chủ trương nâng cao đời sống nông dân và đặc biệt giúp đỡ nông dân có ruộng đất canh tác
ĐIỀU 22
Trên nguyên tắc quân bình giữa nghĩa vụ và quyền lợi, công nhân có quyền cử đại biểu tham gia quản trị xí nghiệp, đặc biệt về những vấn đề liên quan đến lương bổng và điều kiện làm việc trong phạm vi và thể thức luật định
ĐIỀU 23
1- Quân Nhân đắc cử vào các chức vụ dân cử, hay tham chánh tại cấp bậc trung ương phải được giải ngũ hay nghỉ giả hạn không lương, tuỳ theo sự lựa chọn của đương sự
2- Quân Nhân tại ngũ không được sinh hoạt đảng phái
ĐIỀU 24
1- Quốc Gia công nhận sự hiện hữu của các sắc tộc thiểu số trong cộng đồng Việt Nam
2- Quốc Gia tôn trọng phong tục tập quán của đồng bào thiểu số. Các tòa án phong tục phải được thiết lập để xét xử một số các vụ án phong tục giữa các đồng bào thiểu số
3- Một đạo luật sẽ qui định những quyền lợi đặc biệt để nâng đỡ đồng bào thiểu số
ĐIỀU 25
Mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc và chánh thể Cộng Hòa
ĐIỀU 26
Mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Hiến Pháp và tôn trọng luật pháp
ĐIỀU 27
Mọi công dân đều có nghĩa vụ thi hành quân dịch theo luật định
ĐIỀU 28
Mọi công dân đều có nghĩa vụ đóng thuế theo luật định
ĐIỀU 29
Mọi sự hạn chế các quyền công dân căn bản phải được qui định bởi một đạo luật có ấn định rõ phạm vi áp dụng trong thời gian và không gian. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, tánh cách thiết yếu của các quyền công dân căn bản vẫn không được vi phạm.
CHƯƠNG III: Lập Pháp
ĐIỀU 30
Quyền Lập Pháp được quốc dân ủy nhiệm cho Quốc Hội.
Quốc Hội gồm hai viện :
- Hạ Nghị Viện
- Thượng Nghị Viện
ĐIỀU 31
Hạ Nghị Viện gồm từ một trăm (100) đến hai trăm (200) Dân Biểu
1- Dân Biểu được bầu theo lối phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín theo thể thức đơn danh, trong từng đơn vị lớn nhất là tỉnh
2- Nhiệm kỳ Dân Biểu là bốn (4) năm. Dân Biểu có thể được tái cử
3- Cuộc bầu cử tân Hạ Nghị Viện sẽ được kết thúc chậm nhất là một (1) tháng trước khi pháp nhiệm cũ chấm dứt
ĐIỀU 32
Được quyền ứng cử Dân Biểu những công dân :
1- Có Việt tịch từ khi mới sanh, hoặc đã nhập Việt tịch ít nhất bảy (7) năm, hoặc đã thủ đắc hoặc hồi phục Việt tịch ít nhất năm (5) năm tính đến ngày bầu cử
2- Đủ hai mươi lăm (25) tuổi tính đến ngày bầu cử
3- Được hưởng các quyền công dân
4- Ở trong tình trạng hợp lệ quân dịch
5- Hội đủ những điều kiện khác dự liệu trong đạo luật bầu cử Dân Biểu
ĐIỀU 33
Thượng Nghị Viện gồm từ ba mươi (30) đến sáu mươi (60) Nghị Sĩ
1- Nghị Sĩ được cử tri đoàn toàn quốc bầu lên trong một cuộc phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín theo thể thức Liên Danh đa số. Mỗi Liên Danh gồm từ một phần sáu (1/6) đến một phần ba (1/3) tổng số Nghị Sĩ
2- Nhiệm kỳ Nghị Sĩ là sáu (6) năm, mỗi ba (3) năm bầu lại phân nửa (1/2). Nghị Sĩ có thể được tái cử
3- Các Nghị Sĩ trong pháp nhiệm đầu tiên sẽ được chia làm hai nhóm đều nhau, theo thể thức rút thăm. Nhóm thứ nhất có nhiệm kỳ sáu (6) năm, nhóm thứ hai có nhiệm kỳ ba (3) năm
4- Cuộc bầu cử các tân Nghị Sĩ phải được tổ chức chậm nhất là một (1) tháng trước khi phân nửa (1/2) tổng số Nghị Sĩ chấm dứt pháp nhiệm
ĐIỀU 34
Được quyền ứng cử Nghị Sĩ những công dân đủ ba mươi (30) tuổi tính đến ngày bầu cử, hội đủ các điều kiện dự liệu trong đạo luật bầu cử Nghị Sĩ và các điều kiện qui định ở Điều 32
ĐIỀU 35
1- Trong trường hợp khống khuyết Dân Biểu vì bất cứ nguyên nhân nào, cuộc bầu cử thay thế sẽ được tổ chức trong hạn ba (3) tháng, nếu sự khống khuyết xảy ra trên hai (2) năm trước ngày chấm dứt pháp nhiệm
2- Trong trường hợp khô&ng khuyết Nghị Sĩ vì bất cứ nguyên nhân nào, cuộc bầu cử thay thế sẽ được tổ chức chung với cuộc bầu cử phân nửa (1/2) tổng số Nghị Sĩ gần nhất
ĐIỀU 36
Các thể thức và điều kiện ứng cử, bầu cử Dân Biểu và Nghị Sĩ, kể cả Dân Biểu đồng bào Thiểu số, sẽ do những đạo luật quy định
ĐIỀU 37
1- Không thể truy tố, tầm nã, bắt giam hay xét xử một Dân Biểu hay Nghị Sĩ vì những sự phát biểu và biểu quyết tại Quốc Hộ
2- Trong suốt thời gian pháp nhiệm, ngoại trừ trường hợp quả tang phạm pháp, không thể truy tố, tầm nã, bắt giam hay xét xử một Dân Biểu hay Nghị Sĩ, nếu không có sự chấp thuận của ba phần tư (3/4) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ
3- Trong trường hợp quả tang phạm pháp, sự truy tố hay bắt giam sẽ được đình chỉ nếu có sự yêu cầu của Viện sở quan
4- Dân Biểu và Nghị Sĩ có quyền bảo mật về xuất xứ các tài liệu trình bày trước Quốc Hội
5- Dân Biểu và Nghị Sĩ không thể kiêm nhiệm một chức vụ công cử hay dân cử nào khác
6- Dân Biểu và Nghị Sĩ có thể phụ trách giảng huấn tại các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật
7- Dân Biểu, Nghị Sĩ và người hôn phối không thể tham dự những cuộc đấu thầu hay ký hợp đồng với các cơ quan công quyền
ĐIỀU 38
1- Trong trường hợp can tội phản quốc hay các trọng tội khác, Dân Biểu hay Nghị Sĩ có thể bị Viện sở quan truất quyền
2- Sự truất quyền phải được hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ đề nghị
3- Quyết định truất quyền phải được ba phần tư (3/4) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ chấp thuận
4- Đương sự được quyền biện hộ trong mọi giai đoạn của thủ tục truất quyền
ĐIỀU 39
Quốc Hội có thẩm quyền :
1- Biểu quyết các đạo luật
2- Phê chuẩn các hiệp ước và hiệp định quốc tế
3- Quyết định việc tuyên chiến và nghị hòa
4- Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh
5- Kiểm soát chính phủ trong việc thi hành chánh sách Quốc Gia
6- Trong phạm vi mỗi viện, quyết định hợp thức hóa sự đắc cử của các Dân Biểu hay Nghị Sĩ
ĐIỀU 40
1- Mỗi viện với một phần ba (1/3) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ có quyền yêu cầu Thủ Tướng hay các nhân viên chính phủ ra trước Viện sở quan để trả lời các câu chất vấn về sự thi hành chánh sách quốc gia
2- Chủ tịch Uũy Ban của mỗi viện có quyền yêu cầu các nhân viên chánh phủ tham dự các phiên họp của Uũy Ban để trình bày về các vấn đề liên quan đến Bộ sở quan
ĐIỀU 41
Thượng Nghị Viện có quyền mở cuộc điều tra về sự thi hành chánh sách quốc gia và yêu cầu các cơ quan công quyền xuất trình các tài liệu cần thiết cho cuộc điều tra này
ĐIỀU 42
1- Quốc Hội có quyền khuyến cáo thay thế từng phần hay toàn thể Chánh phủ với đa số hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ
2- Nếu Tổng Thống không có lý do đặc biệt để khước từ, sự khuyến cáo sẽ có hiệu lực
3- Trong trường hợp Tổng Thống khước từ, Quốc Hội có quyền chung quyết sự khuyến cáo với đa số ba phần tư (3/4) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ. Sự khuyến cáo sau này của Quốc Hội có hiệu lực kể từ ngày chung quyết
ĐIỀU 43
1- Dân Biểu và Nghị Sĩ có quyền đề nghị các dự án luật
2- Tổng Thống có quyền đề nghị các dự thảo luật
3- Các dự án luật và dự thảo luật, gọi chung là dự luật phải được đệ nạp tại văn phòng Hạ Nghị Viện
4- Trong mọi trường hợp Hạ Nghị Viện chấp thuận hoặc bác bỏ một dự luật. Viện này đều chuyển dự luật sang văn phòng Thượng Nghị Viện trong thời hạn ba (3) ngày tròn
5- Nếu Thượng Nghị Viện đồng quan điểm với Hạ Nghị Viện, dự luật sẽ được chuyển sang Tổng Thống để ban hành hoặc sẽ bị bác bỏ
6- Nếu Thượng Nghị Viện không đồng quan điểm với Hạ Nghị Viện, dự luật sẽ được gởi về văn phòng Hạ Nghị Viện trong thời hạn ba (3) ngày tròn, kèm theo quyết nghị có viện dẫn lý do
7- Trong trường hợp sau này, Hạ Nghị Viện có quyền chung quyết dự luật với đa số hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu
8- Nếu Hạ Nghị Viện không hội đủ đa số hai phần ba (2/3) nói trên, quan điểm của Thượng Nghị Viện được coi là chung quyết
9- Thời gian thảo luận và biểu quyết một dự luật tại Thượng Nghị Viện chỉ có thể bằng phân nửa (1/2) thời gian thảo luận và biểu quyết tại Hạ Nghị Viện. Thời gian thảo luận và chung quyết một dự luật tại Hạ Nghị Viện chỉ có thể gấp đôi thời gian thảo luận và biểu quyết tại Thượng Nghị Viện
ĐIỀU 44
1- Các dự luật được Quốc Hội chung quyết sẽ được chuyển sang Tổng Thống trong thời hạn ba (3) ngày tròn
2- Thời gian ban hành là mười lăm (15) ngày tròn kể từ ngày Tổng Thống tiếp nhận dự luật
3- Trong trường hợp khẩn cấp do Quốc Hội thẩm định, thời hạn ban hành là bảy (7) ngày tròn
4- Nếu Tổng Thống không ban hành trong các thời hạn kể trên, dự luật đã được Quốc Hội biểu quyết đương nhiên thành luật và sẽ được Chủ Tịch Thượng Nghị Viện ban hành
ĐIỀU 45
1- Trong thời hạn ban hành, Tổng Thống có quyền gởi thông điệp có viện dẫn lý do yêu cầu Quốc Hội phúc nghị một hay nhiều điều khoản của dự luật
2- Trong trường hợp này, Quốc Hội sẽ họp khoáng đại lưỡng viện để chung quyết dự luật vớ đa số quá bán (1/2) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ. Nếu Quốc Hội chung quyết bác bỏ lời yêu cầu phúc nghị của Tổng Thống, dự luật đương nhiên thành luật và được chuyển sang Tổng Thống để ban hành
ĐIỀU 46
1- Dự thảo ngân sách được đệ nạp tại văn phòng Hạ Nghị Viện trước ngày ba mươi tháng chín (30-09)
2- Dân Biểu và Nghị Sĩ có quyền đề nghị các khoản chi mới nhưng đồng thời phải đề nghị các khoản thu tương đương
3- Hạ Nghị Viện phải biểu quyết dự thảo ngân sách trước ngày ba mươi tháng mười một (30-11) và chuyển bản văn đã được chấp thuận đến văn phòng Thượng Nghị Viện chậm nhất là ngày một tháng mười hai (1-12)
4- Thượng Nghị Viện phải biểu quyết dự thảo ngân sách trước ngày ba mươi mốt tháng mười hai (31-12)
5- Trong thời hạn nói trên, nếu Thượng Nghị Viện yêu cầu Hạ Nghị Viện phúc nghị một hay nhiều điều khoản trong dự thảo ngân sách, thủ tục qui định tại điều 43 phải được áp dụng. Trường hợp này Tổng Thống có quyền ký sắc luật cho thi hành từng phần ngân sách tương đương với một phần mười hai (1/12) ngân sách thuộc tài khoá trước cho đến khi Hạ Nghị Viện chung quyết xong dự thảo ngân sách
ĐIỀU 47
1- Mỗi Viện họp những khóa thường lệ và những khóa ba^'t thường
2- Hằng năm mỗi viện họp hai khóa thường lệ. Một khóa họp bắt đầu ngày thứ Hai đầu tiên trong tháng Tư dương lịch, một khóa họp bắt đầu ngày thứ hai đầu tiên trong tháng Mười dương lịch. Mỗi khóa họp thường lệ không thể lâu quá chín mươi (90) ngày. Tuy nhiên Hạ Nghị Viện có thể triển hạn khóa họp để chung quyết dự thảo ngân sách
3- Mỗi viện có thể triệu tập các khóa họp bất thường khi có sự yêu cầu của Tổng Thống hoặc một phần ba (1/3) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ. Nế khóa họp bất thường do Tổng Thống yêu cầu triệu tập, nghị trình khóa họp do Tổng Thống ấn định
ĐIỀU 48
1- Quốc Hội họp công khai trừ khi quá bán (1/2) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ hiện diện yêu cầu họp kín
2- Trong các phiên họp công khai, biên bản tường thuật toàn vẹn cuộc thảo luận và các tài liệu trình bày tại Quốc Hội sẽ được đăng trên Công Báo
ĐIỀU 49
1- Mỗi viện bầu Chủ Tịch và các nhân viên văn phòng
2- Mỗi viện thành lập các Uũy Ban thường trực và các Uũy Ban đặc biệt
3- Mỗi viện trọn quyền ấn định nội quy
4- Văn phòng hai (2) viện ấn định thủ tục liên lạc và sinh hoạt giữa hai (2) viện
ĐIỀU 50
1- Chủ Tịch Thượng Nghị Viện triệu tập và chủ tọa các phiên họp khoáng đại lưỡng viện
2- Trường hợp Chủ Tịch Thượng Nghị Viện bị ngăn trở, Chủ Tịch Hạ Nghị Viện sẽ thay thế Chủ Tịch Thượng Nghị Viện trong nhiệm vụ này
CHƯƠNG IV: Hành Pháp
ĐIỀU 51
Quyền Hành Pháp được Quốc Dân ủy nhiệm cho Tổng Thống
ĐIỀU 52
1- Tổng Thống và Phó Tổng Thống cùng đứng chung một liên danh, được cử tri toàn quốc bầu lên theo lối phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín
2- Nhiệm kỳ của Tổng Thống và Phó Tổng Thống là bốn (4) năm. Tổng Thống và Phó Tổng Thống có thể được tái cử một lần
3- Nhiệm kỳ của Tổng Thống và Phó Tổng Thống chấm dứt đúng mười hai (12) giờ trưa ngày cuối cùng tháng thứ bốn mươi tám (48) kể từ ngày nhậm chức và nhiệm kỳ của tân Tổng Thống và tân Phó Tổng Thống bắt đầu từ lức ấy
4- Cuộc bầu cử tân Tổng Thống và tân Phó Tổng Thống được tổ chức vào ngày chúa nhật bốn (4) tuần lễ trước khi nhiệm kỳ của Tổng Thống tại chức chấm dứt
ĐIỀU 53
Được quyền ứng cử Tổng Thống hoạc Phó Tổng Thống những công dân hội đủ các điều kiện sau đây :
1- Có Việt tịch từ khi mới sanh ra và liên tục cư ngụ trên lãnh thổ Việt Nam ít nhất mười (10) năm tính đến ngày bầu cử
Thời gian công cán và lưu vong chánh trị tại ngoại quốc được kể như thời gian cư ngụ tại nước nhà
2- Đủ ba mươi lăm (35) tuổi tính đến ngày bầu cử
3- Được hưởng các quyền công dân
4- Ở trong tình trạng hợp lệ quân dịch
5- Hội đủ những điều kiện khác dự liệu trong đạo luật bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống
ĐIỀU 54
1- Tối cao Pháp viện lập danh sách ứng cử viên, kiểm soát tánh cách hợp thức của cuộc bầu cử và tuyên bố kết quả
2- Các ứng cử viên được hưởng đồng đều phương tiện trong cuộc vận động tuyển cử
3- Một đạo luật sẽ qui định thể thức ứng cử và bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống
ĐIỀU 55
Khi nhậm chức, Tổng Thống tuyên thệ trước quốc dân với sự chứng kiến của Tối cao Pháp viện và Quốc Hội : “Tôi long trọng tuyên thệ trước quốc dân sẽ bảo vệ Tổ Quốc, tôn trọng Hiến Pháp, phục vụ quyền lợi quốc gia dân tộc và tận lực làm tròn nhiệm vụ Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa ”
ĐIỀU 56
1- Nhiệm kỳ của Tổng Thống và Phó Tổng Thống có thể chấm dứt trước hạn kỳ trong những trường hợp :
a- Mệnh chung
b- Từ chức
c- Bị truất quyền
d- Bị bệnh tật trầm trọng và kéo dài không còn năng lực để làm tròn nhiệm vụ. Sự mất năng lực này phải được Quốc Hội xác nhận với đa số ba phần tư (3/4) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ sau các cuộc giám định và phản giám định y khoa
2- Trong trường hợp nhiệm vụ của Tổng Thống chấm dứt trên một (1) năm trước kỳ hạn, Phó Tổng Thống sẽ tạm thời đảm nhiệm chức vụ
Tổng Thống trong thời hạn ba (3) tháng để tổ chức cuộc bầu cử tân Tổng Thống và tân Phó Tổng Thống cho nhiệm kỳ mới
3- Trong trường hợp nhiệm vụ Tổng Thống chấm dứt dưới một (1) năm trước kỳ hạn, Phó Tổng Thống sẽ đảm nhiệm chức vụ Tổng Thống đến hết nhiệm kỳ, ngoại trừ trường hợp Tổng Thống bị truất quyền
4- Nếu vì một lý do gì Phó Tổng Thống không thể đảm nhiệm chức vụ Tổng Thống, Chủ Tịch Thượng Nghị Viện sẽ đảm nhiệm chức vụ này trong thời hạn ba (3) tháng để tổ chức bầu cử tân Tổng Thống và tân Phó Tổng Thống
ĐIỀU 57
Tổng Thống ban hành các đạo luật trong thời hạn qui định ở điều 44
ĐIỀU 58
1- Tổng Thống bổ nhiệm Thủ Tướng; theo đề nghị của Thủ Tướng, Tổng Thống bổ nhiệm các nhân viên Chánh Phủ
2- Tổng Thống có quyền cải tổ toàn bộ hay một phần Chánh Phủ, hoặc tự ý, hoặc sau khi có khuyến cáo của Quốc Hội
ĐIỀU 59
1- Tổng Thống bổ nhiệm với sự chấp thuận của Thượng Nghị Viện :
a- Các trưởng nhiệm sở ngoại giao
b- Viện Trưởng các viện Đại Học
2- Tổng Thống thay mặt Quốc Gia trong việc giao thiệp với ngoại quốc, tiếp nhận ủy nhiệm thư của các đại diện ngoại giao
3- Tổng Thống ký kết và sau khi được Quốc Hội phê chuẩn, ban hành các hiệp ước và hiệp định quốc tế
ĐIỀU 60
Tổng Thống là Tổng Tư Lệnh tối cao Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
ĐIỀU 61
1- Tổng Tống ban các loại huy chương
2- Tổng Thống có quyền ân xá và ân giảm hình phạt các phạm nhân
ĐIỀU 62
1- Tổng Thống hoạch định chánh sách quốc gia
2- Tổng Thống chủ tọa Hội Đồng Tổng Trưởng
ĐIỀU 63
1- Tổng Thống tiếp xúc với Quốc Hội bằng thông điệp. Vào mỗi khóa họp thường lệ và mỗi khi thấy cần, Tổng Thống thông báo cho Quốc Hội biết tình hình quốc gia và chánh sách đối nội, đối ngoại của Chánh Phủ
2- Thủ Tướng và các nhân viên Chánh Phủ có thể tham dự các phiên họp của Quốc Hội hoặc của các Uũy Ban để trình bày và giải thích về các vấn đề liên quan đến chánh sách quốc gia và sự thi hành chánh sách quốc gia
ĐIỀU 64
1- Trong các trường hợp đặc biệt, Tổng Thống có thể ký sắc luật tuyên bố tình trạng báo động, giới nghiêm hay khẩn trương trên một phần hay toàn lãnh thổ
2- Quốc Hội phải được triệu tập chậm nhất mười hai (12) ngày kể từ ngày ban hành sắc luật để phê chuẩn, sửa đổi hoặc bải bỏ
3- Trong trường hợp Quốc Hội bải bỏ hoặc sửa đổi sắc luật của Tổng Thống, các tình trạng đặc biệt đã được ban hành sẽ chấm dứt hoặc thay đổi hiệu lực
ĐIỀU 65
Trong tình trạng chiến tranh không thể tổ chức bầu cử được, với sự chấp thuận của hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ, Tổng Thống có quyền lưu nhiệm một số các cơ quan dân cử và bổ nhiệm một số tỉnh trưởng
ĐIỀU 66
1- Phó Tổng Thống là Chủ tịch hội đồng văn hóa giáo dục, hội đồng kinh tế xã hội và hội đồng các Sắc Tộc thiểu số.
2- Phó Tổng Thống không thể kiêm nhiệm một chức vụ nào trong Chánh phủ
ĐIỀU 67
1- Thủ Tướng điều khiển Chánh Phủ và các cơ cấu hành chánh quốc gia
2- Thủ Tướng chịu trách nhiệm về sự thi hành chánh sách quốc gia trước Tổng Thống
ĐIỀU 68
1- Tổng Thống, Phó Tổng Thống và các nhân viên Chánh Phủ không thể kiêm nhiệm một chức vụ nào thuộc lãnh vực tư, dù có thù lao hay không
2- Trong mọi trường hợp người hôn phối của các vị này không được tham dự các cuộc đấu thầu hoặc kết ước với các cơ quan công quyền
ĐIỀU 69
1- Hội Đồng An Ninh Quốc Gia có nhiệm vụ :
- Nghiên cứ các vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng
- Đề nghị các biện pháp thích ứng để duy trì an ninh quốc gia
- Đề nghị tuyên bố tình trạng bắo động, giới nghiêm, khẩn trương hoặc chiến tranh
- Đề nghị tuyên chiến hay nghị hòa
2- Tổng Thống là Chủ Tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia
ĐIỀU 70
1- Nguyên tắc địa phương phân quyền được công nhận cho các tập thể địa phương có tư cách pháp nhân như : xã, tỉnh, thị xã và thủ đô
2- Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành nền hành chánh địa phương
ĐIỀU 71
1- Các cơ quan quyết định và các vị chỉ huy các cơ quan chấp hành các tập thể địa phương phân quyền sẽ do cử tri bầu lên theo lối phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín
2- Riêng ở cấp xã, xã trưởng có thể do hội đồng xã bầu lên trong số các hội viên hội đồng xã
ĐIỀU 72
Các vị chỉ huy các cơ quan chấp hành của các tập thể địa phương phân quyền là :
- Xã trưởng ở cấp xã
- Tỉnh trưởng ở cấp tỉnh
- Thị trưởng ở cấp thị xã Đô trưởng ở thủ đô
ĐIỀU 74
Chánh Phủ bổ nhiệm bên cạnh các Đô Trưởng, Thị Trưởng, Xã Trưởng hai (2) viên chức có nhiệm vụ phụ tá về hành chánh và an ninh cùng các nhân viên hành chánh khác
ĐIỀU 75
Nhân viên các cơ quan quyết nghị và các vị chỉ huy các cơ quan chấp hành của các tập thể địa phương phân quyền có thể bị Tổng Thống giải nhiệm trong trường hợp vi phạm Hiến Pháp, luật pháp quốc gia hay chánh sách quốc gia.

CHƯƠNG V: Tư Pháp
ĐIỀU 76
1- Quyền Tư Pháp độc lập, được ủy nhiệm cho Tối Cao Pháp Viện và được hành xử bởi các Thẩm Phán xử án
2- Một đạo kuật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành ngành Tư Pháp
ĐIỀU 77
Mọi Tòa Án phải do một đạo luật thiết lập với một thành phần Thẩm Phán xử án và Thẩm Phán công tố chuyên nghiệp và theo một thủ tục tôn trọng quyền biện hộ
ĐIỀU 78
1- Thẩm Phán xử án và Thẩm Phán công tố được phân nhiệm rõ rệt và có qui chế riêng biệt
2- Thẩm Phán xử án quyết định theo lương tâm và pháp luật dưới sự kiểm soát của Tối Cao Pháp Viện
3- Thẩm Phán công tố theo dõi sự áp dụng luật pháp để bảo vệ trật tự công cộng dưới sự kiểm soát của Bộ Tư Pháp
ĐIỀU 79
Thẩm Phán xử án chỉ có thể bị giải nhiệm trong trường hợp bị kết án, vi phạm kỷ luật hay bất lực về tinh thần hoặc thể chất
ĐIỀU 80
1- Tối Cao Pháp Viện gồm từ chín (9) đến mười lăm (15) Thẩm Phán. Tối Cao Pháp Viện do Quốc Hội tuyển chọn và Tổng Thống bổ nhiệm theo một danh sách ba mươi (30) người do Thẩm Phán Đoàn, Công Tố Đoàn và Luật Sư Đoàn bầu lên
2- Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện phải là những Thẩm Phán hay Luật Sư đã hành nghề ít nhất mười (10) năm trong ngành Tư Pháp
3- Nhiệm kỳ của Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện là sáu (6) năm
4- Thành phần cử tri thuộc Thẩm Phán Đoàn, Công Tố Đoàn và Luật Sư Đoàn phải đồng đều
5- Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Tối Cao Pháp Viện
ĐIỀU 81
1- Tối Cao Pháp Viện có thẩm quyền giải thích Hiến Pháp, phán quyết về tánh cách hợp hiến hay bất hợp hiến của các đạo luật, sắc luật; tánh cách hợp hiến và hợp pháp của các sắc lệnh, nghị định và quyết định hành chánh
2- Tối Cao Pháp Viện có thẩm quyền phán quyết về việc giải tán một chánh đảng có chủ trương và hành động chống lại chánh thể Cộng Hòa
3- Trong trường hợp này, Tối Cao Pháp Viện sẽ họp khoáng đại toàn viện, các đại diện Lập Pháp hoặc Hành Pháp có thể tham dự để trình bày quan điểm
4- Những quyết định của Tối Cao Pháp Viện tuyên bố một đạo luật bất hợp hiến hoặc giải tán một chánh đảng phải hội đủ đa số ba phần tư (3/4) tổng số Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện
ĐIỀU 82
Tối Cao Pháp Viện có thẩm quyền phán quyết về các vụ thượng tố các bản án chung thẩm
ĐIỀU 83
Tối Cao Pháp Viện có ngân sách tự trị và có quyền lập qui để quản trị ngành Tư Pháp
ĐIỀU 84
1- Hội Đồng Thẩm Phán có nhiệm vụ :
- Đề nghị bổ nhiệm, thăng thưởng, thuyên chuyển và chế tài về kỷ luật các Thẩm Phán xử án
- Cố vấn Tối Cao Pháp Viện về các vấn đề liên quan đến ngành Tư Pháp
3- Hội Đồng Thẩm Phán gồm các Thẩm Phán xử án do các Thẩm Phán xử án bầu lên
4- Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Hội Đồng Thẩm Phán
CHƯƠNG VI: Các Định Chế Đặc Biệt
Đặc Biệt Pháp Viện
ĐIỀU 85
Đặc Biệt Pháp Viện có thẩm quyền truất quyền Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng, các Tổng Bộ Trưởng, các Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện và các Giám Sát Viện trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội khác
ĐIỀU 86
1- Đặc Biệt Pháp Viện do Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện giữ chức Chánh Thẩm và gồm năm (5) Dân Biểu và năm (5) Nghị Sĩ
2- KHI Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện là bị can, Chủ Tịch Thượng Nghị Viện giữ chức Chánh Thẩm
ĐIỀU 87
1- Đề nghị khởi tố có viện dẫn lý do phải được quá bán (1/2) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ ký tên. Quyết định khởi tố phải được đa số hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ biểu quyết chấp thuận
Riêng đối với Tổng Thống và Phó Tổng Thống đề nghị khởi tố có viện dẫn lý do phải được hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ ký tên Quyết định khởi tố phải được đa số ba phần tư (3/4) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ biểu quyết chấp thuận
2- Đương sự phải đình chỉ nhiệm vụ từ khi Quốc Hội biểu quyết truy tố đến khi Đặc Biệt Pháp Viện phán quyết
3- Đặc Biệt Pháp Viện phán quyết truất quyền theo đa số ba phần tư (3/4) tổng số nhân viên. Riêng đối với Tổng Thống và Phó Tổng Thống phán quyết truất quyền theo đa số bốn phần năm (4/5) tổng số nhân viên
4- Đương sự được quyền biện hộ trong mọi giai đoạn của thủ tục truy tố
5- Sau khi bị truất quyền, đương sự có thể bị truy tố trước các tòa án có thẩm quyền
6- Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức, điều hành và thủ tục trước Đặc Biệt Pháp Viện
Giám Sát Viện
ĐIỀU 88
Giám Sát Viện có thẩm quyền :
1- Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và tư nhân đồng phạm hay tòng phạm về mọi hành vi tham nhũng, đầu cơ, hối mại quyền thế hoặc phương hại đến quyền lợi quốc gia
2- Thẩm tra kế toán đối với các cơ quan công quyền và hợp doanh
3- Kiểm kê tài sản các nhân viên các cơ quan công quyền kể cả Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng, Dân Biểu, Nghị Sỉ, Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện
4- Riêng đối với Chủ Tịch Giám Sát
5- Viện và các Giám Sát Viên, việc kiểm kê tài sản do Tối Cao Pháp Viện đảm trách
ĐIỀU 89
1- Giám Sát Viện có quyền đề nghị các biện pháp chế tài về kỷ luật đối với nhân viên phạm lỗi hoặc yêu cầu truy tố đương sự ra trước tòa án có thẩm quyền
2- Giám Sát Viện có quyền công bố kết quả cuộc điều tra
ĐIỀU 90
1- Giám Sát Viện gồm từ chín (9) đến mười tám (18) Giám Sát viên, một phần ba (1/3) do Quốc Hội, một phần ba (1/3) do Tổng Thống và một phần ba (1/3) do Tối Cao Pháp Viện chỉ định
2- Giám Sát viên được hưởng những quyền hạn và bảo đảm cần thiết để thi hành nhiệm vụ
ĐIỀU 91
Giám Sát Viện có ngân sách tự trị và có quyền lập qui để tổ chức nội bộ và quản trị ngành giám sát.
Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Giám Sát Viện
Hội Đồng Quân Lực
ĐIỀU 92
1- Hội Đồng Quân Lực cố vấn Tổng Thống về các vấn đề liên quan đến Quân Lực, đặc biệt là việc thăng thưởng, thuyên chuyển và trừng phạt quân nhân các cấp
2- Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Hội Đồng Quân Lực
Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục
ĐIỀU 93
1- Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục có nhiệm vụ cố vấn Chánh Phủ soạn thảo và thực thi chánh sách văn hóa giáo dục
Một Lâm Viện Quốc Gia sẽ được thành lập
2- Với sự chấp thuận của Quốc Hội, Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục có thể cử đại diện thuyết trình trước Quốc Hội về các vấn đề liên hệ
3- Các dự luật liên quan đến văn hóa giáo dục có thể được Hội Đồng tham gia ý kiến trước khi Quốc Hội thảo luận
ĐIỀU 94
1- Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục gồm :
- Một phần ba (1/3) hội viên do Tổng Thống chỉ định
- Hai phần ba (2/3) hội viên do các tổ chức văn hóa giáo dục công và tư, các hiệp hội phụ huynh học sinh đề cử
2- Nhiệm kỳ củ Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục là bốn (4) năm
3- Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục
Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội
ĐIỀU 95
1- Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội có nhiệm vụ cố vấn chánh phủ về những vấn đề kinh tế và xã hội
2- Với sự chấp thuận của Quốc Hội, Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội có thể cử đại diện thuyết trình trước Quốc Hội về các vấn đề liên hệ
3- Các dự luật kinh tế và xã hội có thể được Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội tham gia ý kiến trước khi Quốc Hội thảo luận
ĐIỀU 96
1- Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội gồm :
- Một phần ba (1/3) hội viên do Tổng Thống chỉ định
- Hai phần ba (2/3) hội viên do các tổ chức công kỹ nghệ, thương mại, nghiệp đoàn, các hiệp hội có tánh cách kinh tế và xã hội đề cử
2- Nhiệm kỳ Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội là bốn (4) năm
3- Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội
Hội Đồng các Sắc Tộc
ĐIỀU 97
1- Hội Đồng các Sắc Tộc có nhiệm vụ cố vấn chánh phủ về các vấn đề liên quan đến đồng bào thiểu số
2- Với sự chấp thuận của Quốc Hội, Hội Đồng các Sắc Tộc có thể cử đại diện thuyết trình trước Quốc Hội về các vấn đề liên hệ
3- Các dự luật liên quan đến đồng bào thiểu số có thể được Hội Đồng các Sắc Tộc tham gia ý kiến trước khi đưa ra Quốc Hội thảo luận
ĐIỀU 98
1- Hội Đồng các Sắc Tộc gồm có :
- Một phần ba (1/3) hội viên do Tổng Thống chỉ định
- Hai phần ba (2/3) hội viên do các Sắc Tộc Thiểu Số đề cử
2- Nhiệm kỳ Hội Đồng các Sắc Tộc là bốn (4) năm
3- Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Hội Đồng các Sắc Tộc
CHƯƠNG VII: Chính Đảng và Đối Lập
ĐIỀU 99
1- Quốc Gia công nhận chánh đảng giữ vai trò thiết yếu trong chế độ dân chủ
2- Chánh đảng được tự do thành lập và hoạt động theo các thể thức và điều kiện luật định
ĐIỀU 100
Quốc Gia khuyến khích việc tiến tới chế độ lưỡng đảng
ĐIỀU 101
Quốc Gia công nhận sự định chế hóa đối lập chính trị
ĐIỀU 102
Một đạo luật sẽ ấn định quy chế chánh đảng và đối lập chính trị

CHƯƠNG VIII: Tu Chính Hiến Pháp
ĐIỀU 103
1- Tổng Thống, quá bán (1/2) tổng số Dân Biểu hay quá bán (1/2) tổng số Nghị Sĩ có quyền đề nghị tu chính Hiến Pháp
2- Đề nghị phải viện dẫn lý do và được đệ nạp tại văn phòng Thượng Nghị Viện
ĐIỀU 104
Một Uũy Ban lưỡng Viện sẽ được thành lập để nghiên cứu về đề nghị tu chính Hiến Pháp và thuyết trình trong những phiên họp khoáng đại lưỡng Viện
ĐIỀU 105
Quyết định tu chính Hiến Pháp phải hội đủ hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ
ĐIỀU 106
Tổng Thống ban hành đạo luật tu chính Hiến Pháp theo thủ tục quy định ở Điều 44
ĐIỀU 107
Không thể huỷ bỏ hoặc tu chính điều một (1) và điều này của Hiến Pháp
CHƯƠNG IX: Điều khoản Chuyển Tiếp
ĐIỀU 108
Hiến Pháp bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày ban hành và Ước Pháp tạm thời ngày mười chín tháng sáu năm một ngàn chín trăm sáu mươi lăm (19.06.1965) đương nhiên hết hiệu lực
ĐIỀU 109
Trong thời gian chuyển tiếp, Quốc Hội dân cử ngày mười một tháng chín năm một ngàn chín trăm sáu mươi sáu (11.09.1966) đại diện Quốc Dân trong phạm vi lập pháp
1- Soạn thảo và chung quyết :
- Các đạo luật bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống, Thượng Nghị Viện và Hạ Nghị Viện
- Cá đạo luật tổ chức Tối Cao Pháp Viện và Giám Sát Viện
- Các quy chế chánh đảng và báo chí
2- Phê chuẩn các Hiệp Ước
ĐIỀU 110
Kể từ khi Tổng Thống và Phó Tổng Thống nhiệm kỳ một (1) nhậm chức, Quốc Hội dân cử ngày mười một tháng chín năm một ngàn chín trăm sáu mươi sáu (11.09.1966) đảm nhiệm quyền Lập Pháp cho đến khi Quốc Hội pháp nhiệm một (1) được triệu tập
ĐIỀU 111
Trong thời gian chuyển tiếp, Uũy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia và Uũy Ban Hành Pháp Trung Ương lưu nhiệm cho đến khi Tổng Thống và Phó Tổng Thống nhiệm kỳ một (1) nhậm chức
ĐIỀU 112
Trong thời gian chuyển tiếp, các Tòa Aùn hiện hành vẫn tiếp tục hành xử quyền Tư Pháp cho đến khi các định chế Tư Pháp qui định trong Hiến Pháp này được thành lập
ĐIỀU 113
Quốc Hội dân cử ngày mười một tháng chín năm một chín trăm sáu mươi sáu (11.09.1966) sẽ lập danh sách ứng cử viên, kiểm soát tánh cách hợp thức và tuyên bố kết quả cuộc bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống nhiệm kỳ một (1)
ĐIỀU 114
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng Thống có thể bổ nhiệm các Tỉnh Trưởng
ĐIỀU 115
Cuộc bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống phải được tổ chức chậm nhất sáu (6) tháng kể từ ngày ban hành Hiến Pháp này
ĐIỀU 116
Cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Pháp, việc tổ chức Tối Cao Pháp Viện và Giám Sát
Chủ Tịch Ủy Ban Thảo Hiến
ĐINH THÀNH CHÂU
Viện phải được thực hiện chậm nhất là mười hai (12) tháng kể từ ngày Tổng Thống nhiệm kỳ một (1) nhậm chức
ĐIỀU 117
Các cơ cấu khác do Hiến Pháp qui định phải được thiết lập chậm nhất là hai (2) năm kể từ ngày Quốc Hội pháp nhiệm một (1) được thành lập
Bản Văn Hiến Pháp này đã được Quốc Hội chung quyết trong phiên họp ngày 18 tháng ba năm 1967
Sài gòn, ngày 18 tháng 3 năm 1967
Chủ Tịch Quốc Hội Lập Hiến
PHAN KHẮC SỬU

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

CUỘC SỐNG CHỈ CÓ MỘT MẶT


Người ta nói cuộc sống thường có hai mặt. Chữ thường để lại những khoảng trống nhỏ nhoi, những ngóc ngách đặc biệt, đôi chỗ dành cho những điều tưởng như không thể, những cuộc sống chỉ có một mặt.
Bạn có bao giờ biết người nào chỉ có cuộc sống một mặt? Người phụ nữ đã sống hơn 40 năm cuộc đời chỉ để dành tất cả tình yêu thương cho em trai, chị gái, cháu gái, cho mẹ. Không vĩ đại đối với nhiều phần của thế giới nhưng lại luôn là một điều đặc biệt. Người ấy đã nhiều năm không có quần áo mới mặc dù có cả một cửa hàng tạp hóa không nhỏ. Người đó làm việc 363 ngày trong năm và chắt bóp từng đồng một để bất cứ khi nào cậu em trai ở xa cần đến đều sẵn sàng vét đến đồng cuối cùng gửi đi. Người ấy mỗi lần đi lấy hàng đều chỉ có một chiếc áo sơ mi đã cũ sờn của người em trai và một đôi dép quai hậu không biết đã mua từ năm nào. Người đó không có chồng để chăm sóc, không có con để phải cố sức làm ăn trang trải cho cuộc sống nhưng những đêm rét căm căm vẫn ngồi nhồi xốp để cắm hoa lụa. Người ấy mang nhiều bệnh trong người nhưng tiền bạc làm ra chỉ để đi cắt thuốc cho mẹ, cho cháu gái tiền đi học. Nhiều năm trời thấy một con người như thế để rồi một ngày thấy bước chân đau đớn vì thoái hóa khớp, thấy một tấm lưng ngày càng gù đi, chỉ có nụ cười mỗi khi nhìn thấy em trai và cháu gái đột ngột về nhà là mãi không phai đi nét rạng rỡ khó quên. Một ngày, cháu gái mua cho người phụ nữ ấy một chiếc đèn để có thể đọc sách nấu ăn hàng đêm. Người ấy băn khoản không ngớt, giọng nói lo lắng và nhiều ưu tư: “Sao tự nhiên cháu lại mua cho dì? Sao mọi người tự nhiên lạ thế?” Sau nhiều năm sống bên cạnh người ấy, xót xa và dằn vặt thay khi thấy người ấy ưu tư trước một điều nhỏ bé như vậy. Cuộc sống chỉ có một mặt!
Bạn có bao giờ biết người nào chỉ có cuộc sống một mặt? Người ấy luôn bảo rằng không thích ăn thịt, chỉ thích ăn xương. Ngưởi đó ngồi ăn cạnh cháu, cạnh chị,… đều chỉ chăm chú gắp những thứ ngon nhất cho họ và ngồi lặng lẽ gắp những thứ xương xẩu. Người đó dù là đàn ông nhưng mỗi khi ở nhà là lăn vào bếp thay cho chị và mẹ nấu nướng cho cả nhà. Người đó có nét cười rất hiền và rạng rỡ. Người đó sẵn sàng gửi cho cháu cả laptop mới mua trong khi không có một đồng tiền nào trong người ở nơi người đó chỉ một thân một mình và phải lăn lộn làm ăn.
Bạn có bao giờ biết người nào chỉ có cuộc sống một mặt? Người đàn ông ấy nhiều năm sống mà hầu như không có chút tiền bạc nào. Chưa bao giờ thấy từ người đàn ông ấy một sự bất mãn. Chỉ thấy một tinh thần không bao giờ bị khuất phục và một niềm tin về tương lai đáng ngạc nhiên. Sau nhiều năm lập  nghiệp vẫn chỉ thấy đi một đôi giầy chị gái mua cho khi bắt đầu đi làm. Người đàn ông ấy luôn là người chạy lại dựng xe  cho người bị tai nạn, luôn là người bế người bị tai nạn lên xe cứu thương mỗi khi bắt gặp, luôn là người nói với người khác rằng tất cả sẽ ổn thôi, thật khẽ, thật lặng. Cuộc sống chỉ có một mặt?
Những điều nói ra vụn vặt biết bao nhiêu nhưng những điều to tát đôi khi lại quá xa vời. Những điều yêu thương vụn vặt ấy kể ra có vẻ quá đỗi bình thường nhưng để sống được như vậy lại không đơn giản. Nhiều người giờ đây bước ra đời chỉ thấy sợ mình sẽ bị thiệt để rồi chạy theo tranh giành mãi những cái số đông coi là lợi ích.
Một cậu bé nhỏ thó đụng phải đèn chiếu hậu xe của chiếc BMW 315i mới toanh, ngã ra đường, giữa làn xe nườm nượp vì đường bị tắc, còn chưa kịp dựng xe lên thì người đàn ông trong chiếc xe đã kéo cửa kính ra, xoa lấy xoa để vào đèn và chửi rủa chú bé.
Một chiếc Lexus đỗ trước siêu thị ở Phú Mỹ Hưng để mua hàng. Trời bỗng đổ mưa. Người đàn ông đen đúa, nhỏ con đi giao hàng cho siêu thị đang chật vật chất thùng hàng lên chiếc xe máy cà tàng thì bị rơi áo mưa đúng khi đã ngồi lên được chiếc xe bị lèn chặt bởi tất cả hàng hóa xung quanh. Người đàn ông bước khỏi xe Lexus vừa kịp ngồi vào chiếc bàn trước siêu thị chờ vợ vào mua hàng chạy lại nhặt chiếc áo mưa lên, mở ra đưa cho người đàn ông đưa hàng.
Phải chăng mỗi con người đang sống một mặt của cuộc sống?
Có những người nói họ luôn là người gọi điện trước, luôn là người pm trước mỗi khi chat, luôn là người số hai trong cuộc sống của một ai đó, luôn là người hẹn đi chơi trước, luôn là người làm lành trước mỗi khi cãi nhau với người khác, luôn là người bắt chuyện trước, luôn là người bắt đầu yêu trước, luôn là người làm quen trước,…
Đó có phải là lời phàn nàn?
Đó có phải là việc một người có khi lại sống cuộc sống một mặt?
Đó có phải là có những người luôn sống cuộc sống một mặt?